Lương là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của ứng viên cũng như nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Khi bạn đã vượt qua các câu hỏi phỏng vấn trước đó, câu hỏi về lương sẽ là điểm mấu chốt quyết định xem bạn và công ty có phù hợp hay không. Bạn phải hiểu được giá trị lao động thực sự của mình để đưa ra mức lương hợp lý nhất. Tuỳ thuộc vào giá trị bạn đem lại và sự thoả thuận khéo léo của bạn, nhà tuyển dụng sẽ chi trả mức lương tương ứng.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn 3 câu hỏi về lương thường gặp khi phỏng vấn. Bạn có thể tham khảo cách trả lời khi deal lương để nâng tầm giá trị bản thân, đồng thời nhận được đánh giá tốt từ nhà tuyển dụng nhé!
Khi nhà tuyển dụng hỏi câu này, những bạn thật thà sẽ có thể khai thật mức lương cũ của mình. Tuy nhiên, điều bạn nên làm lúc này là khéo léo từ chối nhà tuyển dụng. Lý do là vì bạn chưa biết mục đích rõ ràng của họ là đánh giá năng lực của bạn hay âm thầm thăm dò công ty cũ bạn từng làm. Bạn có thể tham khảo cách trả lời như sau:
"Em chưa thực sự sẵn sàng để chia sẻ vấn đề này. Em rất tôn trọng công ty cũ nên mọi quyền lợi từng được nhận trước đó em xin phép giữ kín. Mong là anh/chị sẽ dựa vào sự thể hiện tốt của em hôm nay để đánh giá những giá trị em có thể đem lại cho công ty và ngược lại".
Câu trả lời khôn khéo vừa không làm mất lòng người phỏng vấn vừa tạo cho bạn sự chủ động khi deal lương ở câu hỏi tiếp theo.
Chắc chắn 100% nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi câu này trong buổi phỏng vấn. Thay vì trả lời đơn thuần một mức lương dự kiến, bạn có thể deal lương lên cao hơn chút để xem phản hồi nhà tuyển dụng. Quan trọng là bạn hiểu được năng lực bản thân tới đâu để deal lương có lợi cho bạn nhưng không quá đáng so với mặt bằng chung. Nếu thành công thì thật may mắn cho bạn, nếu bị từ chối cũng không quá ảnh hưởng tới kết quả phỏng vấn. Nhớ là đừng nâng lên cao quá nhé!
Bạn có thể tham khảo cách trả lời như sau:
“Em đang được một công ty khác đề xuất mức lương là 20 triệu đồng và em sẽ hài lòng hơn nếu công ty mình có thể xem xét mức lương là 23 triệu đồng. Mức lương này không chỉ phản ánh năng lực còn mà là sự tin tưởng và kỳ vọng của công ty về em khi đảm nhận công việc này. Em sẽ thể hiện tốt nhất có thể để tăng doanh thu cho công ty”.
Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy giá trị của bạn. Lương là thước đo giá trị của con người. Nếu năng lực bạn thực sự xuất sắc thì ngại gì khi đề nghị một mức lương cao. Và cũng không phải ngại ngần khi chia sẻ rằng bạn đang được vài công ty khác chèo kéo. Hãy trả cho tôi mức lương tương xứng với năng lực!
Sau khi nghe câu trả lời của bạn về mức lương đề xuất, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một mức lương dự kiến cho vị trí của bạn. Câu hỏi của họ sẽ là: Bạn thấy mức lương như vậy đã hợp lý chưa?. Nếu bạn thấy mức lương như vậy đã hợp lý rồi thì OK, quá trình deal lương đã xong. Vậy nếu mức lương họ đưa ra chưa làm bạn thỏa mãn thì sao?. Bạn sẽ tỏ thái độ bất mãn và kết thúc buổi phỏng vấn?. Như vậy không khôn ngoan một chút nào. Hãy bình tĩnh và cho 2 bên thêm cơ hội để cùng đàm phán. Bạn tham khảo cách trả lời để đàm phán nâng lương như sau:
“Cảm ơn về lời đề xuất của quý công ty. Như đã có trao đổi, em cũng đang trong quá trình thương lượng việc làm với vài công ty khác. Tính đến nay, em làm việc tại vị trí Chủ trì thiết kế (ví dụ) được 5 năm. Về kinh nghiệm, em tự đánh giá mình đã tích lũy khá nhiều trong lĩnh vực này. Mức lương quý công ty đưa ra chỉ ở mức trung bình so với mặt bằng chung và hơi thấp so với giá trị thực sự của em. Em sẵn sàng cống hiến nếu quí công ty đồng ý mức thỏa thuận là … triệu đồng/tháng”.
Trên đây là 3 câu hỏi về lương thường gặp khi phỏng vấn và gợi ý trả lời những câu hỏi này để bạn tham khảo. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong quá trình deal lương khi phỏng vấn. Chúc các bạn thành công và đạt được mức lương mình như mong muốn!