Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn chắc chắn là một công đoạn căng thẳng, đặc biệt là đối với những bạn sinh viên mới ra trường, lần đầu tham gia phỏng vấn. Bạn đã dành thời gian và công sức để tìm hiểu về công ty, soạn sơ yếu lý lịch và thư xin việc để qua được vòng phỏng vấn. Nhưng không một ai muốn đến phút chót lại bị một câu hỏi “đánh úp”, biến mọi công sức chuẩn bị của mình tan thành mây khói cả.
Thật không may cho bạn, nhà tuyển dụng là những kẻ tinh tường. Họ muốn bạn phải căng não trả lời những câu hỏi khó lường ấy hay còn gọi là “bẫy” để qua đó họ có thể đánh giá bạn.
Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 4 câu hỏi “bẫy” trong buổi phỏng vấn và cách trả lời, phương hướng giải quyết tương ứng.
Trước khi bạn trả lời những ý dễ đoán kiểu như “Đôi khi tôi quá nhiệt tình trong công việc”, hãy cùng nhau phân tích một chút nhé. Nếu bạn vội vàng đề cao bản thân một cách thiếu tinh tế, bên phỏng vấn sẽ không mấy ấn tượng. Họ đã nghe những câu trả lời kiểu trên đến nhàm cả tai rồi và sẽ thấy bạn không đáng tin.
Nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên đạt tiêu chuẩn, đó là lý do tại sao họ gọi bạn đến phỏng vấn. Thay vì tâng bốc bản thân thái quá, hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời mang tính thực tế. Xác định một điểm yếu mà bạn đã cải thiện được từ công việc trước đây. Bạn sẽ thể hiện ra hai điều: tính khiêm tốn và mong muốn trở thành một thành viên đắc lực trong tập thể.
Dưới đây là mẫu trả lời câu hỏi “bẫy” này:
Tôi thấy mình cần phải học cách báo cáo tiến độ công việc với quản lý tốt hơn và phải biết kiến nghị khi công việc bắt đầu trở nên quá tải. Phần lớn thời gian tôi có thể “cáng đáng” nhưng tôi biết cách này không thể khiến mình làm việc hiệu quả được. Tôi cũng thường mắc nhiều lỗi hơn khi phải gấp rút hoàn thành cho đúng hạn. Vì vậy, tôi thấy bản thân vẫn cần phải cải thiện nhiều, nhưng tôi đang dần học cách kiểm soát tiến độ công việc. Tôi đã giao tiếp thường xuyên hơn cũng như biết mở lòng hơn với mọi người trong nhóm.
Khi bạn đang trong trạng thái quá tải với một công việc đáng chán, né được câu hỏi bẫy này có lẽ sẽ rất khó. Bạn biết chính xác nguồn cơn gây cho mình cảm giác chán nản, bạn muốn tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt hơn. Và mặc dù bạn có thể khen lấy khen để những chính sách đãi ngộ của công ty mới, tuy nhiên cách này lại có thể biến thành phản tác dụng.
Nhà tuyển dụng đang dò các dấu hiệu đáng ngờ, tức dụ bạn nói ra những nhận xét tiêu cực về công việc hiện tại. Họ muốn biết liệu bạn có phải là một người dễ cáu gắt, một nhân viên kém cỏi hay có là một người hành xử thiếu khéo léo hay không. Nếu bạn được tuyển dụng và sau đó bạn bỏ việc, họ muốn biết liệu sau này bạn có nói xấu họ hay không. Vì vậy, thay vì bôi bác công việc hiện tại, bạn cần lách cái bẫy này bằng cách nói về triển vọng trong tương lai.
Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng để tránh câu hỏi “bẫy” này:
Tôi đã đạt được khá nhiều thành tích ở vị trí hiện tại và giải quyết được nhiều chướng ngại đáng giá, nhưng hiện tại tôi cần đối mặt với thách thức mới. Tôi đã học được rất nhiều và tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, nhưng tôi mong muốn được chuyển mình. Tôi muốn làm việc trong nhiều tập thể đa dạng để giải quyết các thách thức mới hấp dẫn hơn. Tôi muốn trở thành một thành viên của tập thể này, nơi tôi có thể làm bất cứ việc gì mà công ty giao phó.
Thật ra ở đây nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm hai điều trong câu trả lời của bạn. Trước hết, đúng là họ muốn biết lý do vì sao bạn không làm việc trong một thời gian. Về cơ bản, họ muốn biết liệu lý do đó có là nguyên nhân làm bạn rời khỏi công ty họ trong tương lai gần hay không. Thứ hai, họ muốn xem cách phản ứng của bạn. Và đây mới là phần “bẫy” của câu hỏi.
Bạn hãy trả lời rõ ràng, súc tích và trung thực. Nếu bạn bị sa thải, hãy trình bày mạch lạc. Nếu bạn quyết định nghỉ một năm để đi du lịch, hãy cho họ biết. Nếu bạn phải nghỉ việc để chăm sóc người thân, hãy giải thích cho họ, nhưng không cần thiết phải cung cấp thông tin cụ thể. Nhà tuyển dụng cũng là con người. Họ cũng phải trải qua những thăng trầm trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu bạn trả lời úp mở trước câu hỏi này, bạn sẽ cho họ thấy bạn không phải là ứng cử viên “có cái đầu lạnh” mà họ đang kiếm tìm.
Hãy tránh cái câu hỏi “bẫy” này như sau:
Sau khi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ, tôi có cơ hội đi nước ngoài. Để không làm gián đoạn quá trình phát triển sự nghiệp của mình, tôi quyết định đi du lịch trước. Sau đó về nhà ổn định lại rồi mới bắt đầu đi làm, và từ đây tôi hoàn toàn chuyên tâm với công việc.
Hầu như ai trong số chúng ta cũng đã từng mơ tưởng viễn cảnh này trong đầu sau một ngày dài mệt mỏi. Nhưng bạn đừng bao giờ thốt lên rằng: "Tôi sẽ không bao giờ đi làm nữa!". Ngay cả khi chuyện này có thành hiện thực, đừng bao giờ bộc lộ những mong muốn về một cuộc sống an nhàn của mình cho người tuyển dụng biết.
Họ dùng câu hỏi này khiến bạn trở nên phấn khích để làm giảm sự đề phòng của bạn, nhằm mục đích nhìn nhận sâu hơn về động cơ thực sự của bạn. Nếu bạn trúng được 20 tỷ đồng, bạn có tiếp tục đi làm không? Bạn sẽ tiêu xài một khoản tiền lớn ra sao? Họ sẽ đánh giá trách nhiệm của bạn qua cách bạn trả lời câu này.
Bạn có thể sẽ bĩu môi khi nghĩ đến cảnh vẫn tiếp tục đi làm trong khi đang sở hữu trong tay tài khoản ngân hàng kếch xù. Nhưng sự thực là, sau vài tháng thảnh thơi bạn sẽ bắt đầu khao khát muốn đi làm trở lại để lần nữa được sống có mục đích.
Đây là cách trả lời để tránh câu hỏi “bẫy” này:
Tôi sẽ trả hết nợ thế chấp và các khoản vay từ thời sinh viên, sau cùng tôi sẽ sắm một chiếc ô tô mới. Còn lại thì cuộc sống thường nhật của tôi vẫn không đổi. Tôi yêu thích những gì mình làm hàng ngày và tôi hào hứng trước con đường sự nghiệp trước mắt của mình.
Trên đây là những chia sẻ của mình về 4 câu hỏi “bẫy” trong buổi phỏng vấn và cách trả lời. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn giải quyết tốt các tình huống “hóc búa” trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Kattie Thorndyke
Dịch giả: Trần Mai Linh - ToMo - Learn Something New
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trên Tuyển dụng kỹ sư: