Xã hội ngày càng phát triển thì càng nhiều ngành nghề xuất hiện. Vậy nên việc chọn ngành nghề tương lai với các bạn học sinh càng trở nên khó khăn hơn giữa hàng chục, hàng trăm ngành học. Nhưng nếu vào học rồi mà bạn nhận ra mình chọn sai ngành thì phải làm sao?. Khi ấy, có người từ bỏ để theo đuổi điều bản thân thật sự thích, có người không đủ can đảm, lựa chọn tiếp tục học và sống trong những hối tiếc. Vậy tại sao các bạn không chọn đúng ngành ngay từ đầu?. Hãy cùng Tuyển dụng kỹ sư tìm hiểu 4 nguyên nhân khiến bạn chọn sai ngành trong bài viết sau nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chọn sai ngành và có lẽ nguyên nhân "quốc dân" nhất chính là bạn thiếu chính kiến. Nguyên nhân này là do các bạn học sinh chỉ biết nghe theo cha mẹ, họ hàng mà không có chính kiến của mình. Các bạn nghe người khác nói rằng ngành này "ngon", “đang hot”, "ra làm nhiều tiền, không vất vả", "học ngành này để bố mẹ tự hào", …. Thế là các bạn chọn mà chẳng mảy may suy nghĩ bản thân có phù hợp và yêu thích hay không.
Bản thân các bạn học sinh cần phải có cho riêng mình một chính kiến, hãy xem lời nói, đánh giá, nhận xét chỉ như là một lời khuyên. Việc quyết định cuối cùng vẫn nên phải dựa trên những điều bản thân bạn thật sự yêu thích và mong muốn.
Các bạn bị thu hút bởi vẻ bề ngoài hào nhoáng, tin rằng học ngành này giàu, đi làm lương cao, nhàn hạ còn ngành kia nghèo, lương thấp, khổ cực. Đó là bởi các định kiến xung quanh hay cũng do các bạn không tìm hiểu kỹ về ngành nghề mình đang quan tâm. Cũng có trường hợp bạn học sinh rất yêu thích làm một ngành nghề nào đó nhưng là sợ ngành đó không "sang", không "thanh lịch". Nhưng thực chất bất kỳ ngành nghề nào được xã hội công nhận đều tạo ra một giá trị riêng, chỉ là các bạn không hiểu hết được ý nghĩa của nghề mà thôi. Đã gọi là nghề, cùng tạo ra giá trị cho xã hội thì không thể đánh giá nghề nào là cao sang thấp hèn được.
Khi bạn chọn một ngành nghề nào đó, trước tiên phải đặt ra câu hỏi cho bản thân rằng: “Ra trường làm nghề gì?”, “ Học ngành này là học những gì?”. Hãy tìm hiểu kỹ càng về ngành nghề mình đang quan tâm qua các group, diễn đàn tư vấn, hướng nghiệp. Giờ đã là thời đại công nghệ rồi, có rất nhiều kênh để bạn tìm hiểu về ngành nghề bạn đang quan tâm. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều vì có những ngành "tưởng vậy mà không phải vậy".
Hầu hết chúng ta đều ít nhiều có tư tưởng như thế và thường nhìn điểm môn cao để nghĩ đến các ngành liên quan rồi "chọn bừa". Ví dụ, bạn học sinh học giỏi môn văn nên chọn ngành báo chí vì nghĩ rằng báo chí là viết báo, chỉ cần giỏi văn thôi. Nhưng các bạn đâu biết rằng để viết một bài văn rất khác so với viết một bài báo. Hơn thế ngành báo chí còn bao gồm rất nhiều nhóm ngành khác, đâu chỉ là viết báo. Nếu bạn không nhanh nhẹn, tháo vát, xông pha thì khó mà theo đuổi được nghề này.
Dù bạn có học giỏi đến cỡ nào thì khi chọn trường bạn cũng phải cân bằng việc giỏi môn nào và sự phù hợp. Hiện nay ngành nghề rất đa dạng, bạn còn có thể chọn nghề theo tính cách chứ đâu chỉ nhìn vào điểm số môn học. Vấn đề các bạn cần nhận ra ở đây là môn học chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện tiên quyết để theo đuổi ngành nghề trong tương lai.
Đôi khi chúng ta quên mất sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong việc chọn ngành nghề trong tương lai. Bằng chứng khoảng hơn 10 năm trước, có ai biết ngành công nghệ thông tin là gì không?. Thế nhưng bây giờ đây là ngành hot mà người người, nhà nhà đổ xô đăng ký vào học. Thực ra, nghề nghiệp luôn thay đổi qua từng thời kỳ. Người lao động ngày nay phải luôn trau dồi, nâng cao năng lực thì mới có thể đáp ứng với yêu cầu thay đổi của thời đại.
Khi chọn ngành nghề, các bạn nên xem xét về yếu tố công nghệ ảnh hưởng như thế nào trong ngành học của mình trong ít nhất là 5 năm tới. Bởi lẽ công nghệ tiến bộ qua từng ngày, nếu ta không nắm bắt kịp xu hướng sẽ dần trở nên lạc hậu và ngành nghề chúng ta chọn cũng sẽ đứng trước nguy cơ lỗi thời mau chóng.
Hậu quả của việc chọn sai ngành đó là bạn đã lãng phí thời gian của cuộc đời tối thiểu 1-2 năm và nhiều bạn còn tỏ ra chán nản, mất động lực làm việc. Hy vọng rằng thông qua việc tìm hiểu 4 nguyên nhân khiến bạn chọn sai ngành sẽ giúp các bạn không phải đối mặt với những hậu quả này. Chúc các bạn sẽ chọn cho mình một ngành nghề phù hợp để có thể vững bước trên con đường thành công!
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trên Tuyển dụng kỹ sư: