Trong suốt quá trình hoạt động trong các group, diễn đàn về tuyển dụng kỹ sư xây dựng, câu hỏi mình thường gặp được nhất là: “Anh ơi, doanh nghiệp này có nợ lương không?”. Đó thực sự là một câu hỏi khó để trả lời. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng nói chung hay xây dựng cầu đường nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân như: giá sắt thép, vật liệu tăng phi mã, khó khăn về nguồn vốn, tín dụng, quản trị doanh nghiệp yếu kém…. Trừ các doanh nghiệp lớn, có uy tín trong nghề ra thì còn rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Các doanh nghiệp này có nợ lương hay không thì chắc có lẽ chỉ anh em kỹ sư đã làm việc tại đó mới trả lời được.
Anh em kỹ sư có câu thơ rất hay:
“Công trình nắng gió anh không sợ
Chỉ sợ ngày về không có lương!”
Như vậy, việc công ty xây dựng có nợ lương nhân viên không còn là chuyện hiếm gặp. Doanh nghiệp nợ lương không chỉ một, hai lần mà thậm chí là nhiều lần với thời gian kéo dài, gây bức xúc cho người lao động.
Vậy nếu công ty đang nợ 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng, thậm chí là hơn 1 năm tiền lương thì anh em kỹ sư phải làm gì? Bài viết này mình xin chia sẻ một vài biện pháp anh em kỹ sư có thể thực hiện để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu theo luật pháp Việt Nam, công ty có được nợ lương nhân viên không?
Câu trả lời ở đây là Có. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động nên doanh nghiệp phải trả lương đúng hạn (quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019). Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp được phép nợ lương nhân viên. Đó là vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi cách khắc phục nhưng doanh nghiệp không thể trả lương đúng hạn. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ được nợ tiền lương người lao động tối đa 30 ngày. Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định:
“Nếu chậm lương từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền. Tối thiểu bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng”.
Trường hợp doanh nghiệp đã nợ lương anh em quá thời hạn tối đa trong luật quy định là 01 tháng. Cách đòi nợ lương cơ bản nhất đó là thỏa thuận giữa anh em kỹ sư với phía công ty để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết. Nếu phương án thỏa thuận giữa 2 bên không thành công thì anh em có thể xử lý như sau:
Trường hợp anh em khởi kiện thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
“Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; ... theo một trong các mức sau đây:
- Từ 5 triệu đến 10 triệu với vi phạm từ 01 người -:- 10 người lao động;
- Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 người -:- 50 người lao động;
- Từ 20 triệu đến 30 triệu với vi phạm từ 51 người -:- 100 người lao động;
- Từ 30 triệu đến 40 triệu với vi phạm từ 101 người -:- 300 người lao động;
- Từ 40 triệu đến 50 triệu với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ phần nào giải đáp được câu hỏi “Anh em kỹ sư phải làm gì khi bị nợ lương?”. Chúc anh em thành công!