Bạn đang quan tâm hay đã là sinh viên ngành Logistics, bạn có đam mê tìm hiểu và quyết định thử sức với lĩnh vực đầy mới mẻ và nhiều cơ hội này. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về ngành Logistics?. Chỉ trong vài giây tìm kiếm trên Google, một khối kiến thức khổng lồ về ngành Logistics đã hiện ra. Nhưng bạn cảm thấy choáng ngợp với những khái niệm khô khan đó?. Vậy thì đừng vội lướt qua bài viết này, hãy dành một ít phút để cùng Tuyển dụng kỹ sư giải mã ngành Logistics nhé!. Ở đó có những điều vô cùng hay ho, thú vị về Logistics mà có thể bạn chưa biết.
Khi được hỏi về ngành Logistics mà mình đang theo đuổi, bạn có biết phản ứng chung của người thân mình là gì không?. Đó là “Logistics là cái ngành gì thế?”. Không biết có ai trong đây có cùng tâm sự với mình không?. Có lẽ, ở Việt Nam đây vẫn còn là ngành nghề còn khá mới mẻ, ít người quan tâm hay thậm chí biết đến. Nhưng sự thật thì đây lại là ngành đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Logistics là ngành đang phát triển rất nóng với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10% và đóng góp khoảng 5% vào GDP quốc gia. Do đó không thể phủ nhận đây là ngành có tiềm năng phát triển lớn. Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp logistics, hiện Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Điều đó cho thấy sức hút mạnh mẽ (nhưng ít ai nhận thấy) của ngành công nghiệp này.
Thật vậy, báo cáo được đăng trên tờ U.S News & World đã cho biết logistics đứng thứ 6 trong top các ngành thương mại tốt nhất. Logistics đứng thứ 26 trong top các ngành nghề nói chung, xét trên các yếu tố mức lương trung bình, chế độ đãi ngộ và mức độ áp lực. Con số thống kê trên thực sự đã gây hứng thú và bất ngờ cho rất nhiều người có ý định làm việc trong ngành này.
Trong khi các ngành nghề như Marketing hay tài chính, công nghệ thông tin đang được nhiều bạn trẻ quan tâm thì logistics dường như lại “nằm ngoài vùng phủ sóng”. Điều đó đã đặt ra một bài toán khó về nhân lực đối với các nhà tuyển dụng. Theo dự báo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới các doanh nghiệp ngành logistics cần thêm 18.000 lao động mới. Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng cần trên cả triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
Sự thiếu nguồn nhân lực càng được nhân lên khi Việt Nam hội nhập sâu rộng, tham gia các hiệp định thương mại tự do với EU và châu Á Thái Bình Dương. Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế đại học Kinh tế quốc dân đã ghi nhận. Có tới 80,26% nhân viên trong các doanh nghiệp logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày. Có 23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong nước. 6,9% nhân viên được các chuyên gia nước ngoài đào tạo và chỉ có 3,9% được tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài. Nhìn chung, nguồn cung cấp lao động cho ngành logistics mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu cho các doanh nghiệp.
Công việc của ngành Logistics rất đa dạng. Với tấm bằng trong ngành Logistics, bạn sẽ có cơ hội thử sức ở các doanh nghiệp dịch vụ logistics, doanh nghiệp phân phối và sản xuất. Ngoài ra bạn có thể làm việc tại cơ quan Hải quan, bộ phận phát triển chính sách, …. Một số vị trí bạn có thể đảm nhận khi theo học ngành này như: nhân viên xuất nhập khẩu; nhân viên thu mua; nhân viên quản lý hàng hóa. Ngoài ra còn có các vị trí: nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải; chuyên viên kiểm kê; điều phối viên vận tải; phân tích viên logistics; ….
Nhìn chung, thu nhập của một nhân viên ngành Logistics sẽ phụ thuộc vào cấp bậc mà họ đảm nhận. Cụ thể:
Dưới đây là danh sách các trường đại học được đánh giá cao trong công tác đào tạo ngành Logistics mà bạn có thể tham khảo”
Trên đây là những chia sẻ của Tuyển dụng kỹ sư để giải mã ngành Logistics. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn giải tỏa được những thắc mắc xoay quanh ngành Logistics. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ những thông tin bổ ích này đến bạn bè nhé.
Nguồn: UTLogs Club