Khi bắt đầu đi làm, nhiều các bạn mới ra trường còn mơ hồ về vấn đề pháp lý, đặc biệt là vấn đề Hợp đồng lao động, nhiều bạn cho rằng Hợp đồng lao động là không cần thiết hoặc Ký Hợp đồng lao động có giải quyết được gì đâu hoặc tin vào cái câu “Cần gì Hợp đồng lao động, cứ làm đi rồi anh không để chú thiệt!” mà tặc lưỡi làm.
Đến khi quyền lợi bị xâm phạm mới tả hỏa rằng mình không có 1 căn cứ pháp lý nào để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng làm rõ vấn đề này: Hợp đồng lao động dành cho Kỹ sư
Câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ :”Thử việc có cần phải có hợp đồng không anh?”
=> Theo quy định của luật lao động, các trường hợp làm việc có thời hạn < 3 tháng, có thể thỏa thuận bằng miệng (hợp đồng miệng), thời gian thử việc tối đa với trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên là 2 tháng (60 ngày). Vì vậy không bắt buộc phải có Hợp đồng thử việc.
Nhưng để tránh bị bóc lột quyền lợi như:
Các bạn nên yêu cầu được ký kết Hợp đồng thử việc, còn không ít nhất có người làm chứng khi ký kết hợp đồng bằng miệng, hoặc các văn bản điện tử như Mail, tin nhắn về việc ký kết hợp đồng này.
Hợp đồng lao động là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp và người lao động về quyền lợi cũng như trách nhiệm. Có 3 loại hợp đồng lao động:
Để hiểu rõ hơn về 3 loại Hợp đồng lao động này các bạn có thể tìm hiểu thêm trên Google. Mình đi sâu về các vấn đề cần lưu ý trước và sau khi ký Hợp đồng lao động.
Rất nhiều bạn, đặc biệt là các bạn trẻ, khi cầm bản Hợp đồng lao động trên tay thì vội vã ký ngay, hoặc là đọc sơ qua, với cái tâm lý của người mới ra trường “Có *éo gì đâu mà mất”. Đây thật sự là một sai lầm lớn. Hãy nhớ đọc thật kỹ và hiểu tất cả nội dung trước khi đặt bút ký.
- Công việc và địa điểm làm việc: Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng thường ghi trong Hợp đồng lao động địa điểm làm việc là “Theo sự phân công và sắp xếp của công ty”. Nghề kỹ sư đặc thù công việc là bám dự án, vì vậy việc ở yên 1 chỗ cố định là khó xảy ra. Nhưng nếu vì 1 lý do nào đó bạn chỉ có thể ở 1 chỗ và đã thỏa thuận trong lúc phỏng vấn thì cũng nên đề cập cho thêm vào Hợp đồng lao động. Sau này nếu có sự thay đổi hoặc điều động của công ty, cũng là một căn cứ để bạn từ chối yêu cầu của lãnh đạo.
- Thời gian làm việc: Anh em kỹ sư thường để tâm lý. Đã là kỹ sư phải tăng ca, phải làm ngoài giờ, đừng đòi hỏi chế độ. Hôm trước đọc một bài viết của anh em tại Group Vùng kín kỹ sư “Có thể đòi hỏi lương thưởng, đừng đòi hỏi lương ngoài giờ”. Mình thấy thực sự phi lý. Chẳng có gì là phải cả.
Người sử dụng lao động thuê và sử dụng lao động sao cho hợp lý và tiết kiệm là bài toán của họ. Vấn đề của chúng ta là trong thời gian làm việc, làm hết mình, nhiệt tình, có trách nhiệm. Mọi vấn đề khác cứ tuân theo luật lao động quy định:
Thời gian làm việc: không quá 8 tiếng/ngày, 48 tiếng/ tuần.
Lương tính tăng ca làm thêm: 150% với ngày thường, 200% với ngày nghỉ hàng tuần, 300% với nghỉ lễ.
Ngoài ra, với trường hợp làm việc vào ca đêm (Từ 22h00 – 6h00 sáng. )
+ Nếu bạn làm ca đêm: Lương tối thiểu (100%+30%) lương làm việc ban ngày.
+ Nếu bạn làm thêm giờ vào ca đêm:
Với ngày thường: Lương (150% + 30% +20%) x lương của ngày làm việc bình thường
=> 200% x lương ngày làm việc bình thường
Với ngày nghỉ hàng tuần: Lương (200% + 30% +20% x 200%) x lương của ngày làm việc bình thường
=> 270% x lương ngày làm việc bình thường.
Tương tự với ngày nghỉ lễ.
- Lương
Ở đây chắc nhiều bạn đã nghe về khái niệm lương Net và lương Gross. Để phân biệt xin phép đưa ra 2 ví dụ:
Thực tế sẽ có 2 cách xử lý:
Vì vậy bạn cũng cần làm rõ lương trong Hợp đồng lao động là lương Gross hay lương Net. Lương thực tế đóng BHXH của bạn là bao nhiêu. Các bạn chú ý, tất cả các hợp đồng lao động có thời hạn > 1 tháng, kể cả Hợp đồng lao động thời vụ cũng đều bắt buộc phải đóng BHXH, nếu bạn không được đóng thì hãy cân nhắc quyết định, vì đó là quyền lợi của bạn.
- Phụ cấp: Các khoản phụ cấp như xăng xe, điện thoại, nhà ở, máy bay…nếu có cũng nên quy định rõ ràng và cụ thể trong hợp đồng lao động.
- Hình thức và thời gian trả lương.
- Chế độ nâng lương
- Quy định về việc thu giữ bằng cấp, tài sản người lao động:
Các doanh nghiệp xây dựng thường có những sai phạm:
Mình xin nhắc lại việc này hoàn toàn sai theo luật LĐ, các bạn tốt nhất không nên làm việc cho các đơn vị thế này. Trường hợp vẫn muốn thì tốt hơn hết nên có quy định cụ thể về việc thu giữ bằng, tiền, tài sản,v.v.v và hình thức thanh toán, trả lại khi kết thúc hợp đồng.
- Quy định về việc chấm dứt hợp đồng và bồi thường: Nhiều doanh nghiệp có thể cài cắm vào Hợp đồng lao động đê không thanh toán lương tháng cuối cùng, hoặc bắt người lao động bồi thường. Vì vậy các bạn cần đọc kỹ các điều khoản này nếu có ghi trong Hợp đồng lao động
Nếu không nhận được hay yêu cầu phòng nhân sự hoặc kế toán công ty cung cấp 1 bản cho bạn giữ.
----------
Tóm lại, Hợp đồng lao động là rất cần thiết cho bất kể một người lao động nào, với các bạn kỹ sư trẻ mới ra trường cũng vậy, đừng vì vài câu nói của các đàn anh đi trước kiểu như
- “Lắm chuyện, tao làm bao năm nay có cần hợp đồng đâu”
- “Xời…đến lúc bị quỵt lương thì mày mang Hợp đồng lao động đi đâu mà đòi ai”
- “Cứ ký đi, Hợp đồng lao động ghi vậy cho kế toán nó xử lý thôi, còn sau anh bù khoản khác cho”
Đừng tặc lưỡi mà bỏ đi văn bản chính thức duy nhất bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. Nhưng cũng đừng vì vậy mà lên giọng, yêu cầu và đòi hỏi nhà tuyển dụng mà bỏ đi cơ hội có công việc đầu tiên cho mình.
Hãy làm một người lao động khéo léo và khôn ngoan.
Tác giả: Người xếp hình