Rất nhiều anh em Kỹ sư đã và đang hiểu sai về cơ hội làm việc tại Nhật Bản, con đường để đi Xuất khẩu lao động.
- Sang Nhật bản làm là chắc chắn có tiền vốn về làm ăn
- Con đường duy nhất là qua các công ty Xuất khẩu lao động
- Kỹ sư gì? Sang đấy chỉ làm culi thôi
…
Hôm nay xin viết 1 bài để anh em có cái nhìn khách quan nhiều phía từ đó có quyết định đúng đắn nhất.
Nhật Bản là một nước có số người cao tuổi lớn nhất thế giới, tính đến cuối năm 2019, số người già từ 65 tuổi trở lên ở nước này đã chiếm tới 28,4% dân số và 12,9% lực lượng lao động, mức cao nhất từ trước tới nay, không những vậy Nhật Bản còn luôn nằm trong TOP những nước có tốc độ già hóa dân số lớn hàng đầu thế giới.
Theo tổ chức Persol Research and Consulting và Đại học Chuo của Nhật Bản, mặc dù số người già từ 65 tuổi tuổi trở lên tham gia lao động tại nước này liên tục tăng trong những năm gần đây, nhưng Nhật Bản vẫn thiếu 6,44 triệu lao động vào năm 2030.
=> Nhật Bản thiếu lao động trầm trọng, cả lao động tri thức cao lẫn lao động chân tay. Điều này mở ra những cơ hội tìm kiếm việc làm cho anh em.
Các Nhà tuyển dụng tại Nhật Bản, họ cũng giống như những nhà tuyển dụng tại VN, họ cần lao động, huy động trong nước không được, tất nhiên họ nghĩ đến Lao động nước ngoài. Nhưng khác với Việt Nam chỉ cần đăng tuyển, nhận hồ sơ, sau đó gọi đến PV=>OK ký hợp đồng và đi làm.
Họ không thể đăng tuyển ở nước họ và ngồi đợi 1 ông Việt Nam, Lào hay Campuchia nào đó vô tình đang xem JAV bỗng nhiên nhìn thấy và tham gia ứng tuyển.
Họ không có thời gian, thủ tục lại lằng nhằng. Họ tìm đến 1 bên thứ 3, mà lao động Việt Nam mình hay biết đến với cái tên thân thương ....Nghiệp Đoàn. Còn cái tên ở Việt Nam chính là CÔNG ĐOÀN. Cơ bản thì là một tổ chức đại diện cho người lao động.
Mỗi địa phương có một Nghiệp đoàn riêng, doanh nghiệp nào tại địa phương muốn tìm kiếm lao động sẽ thông qua nghiệp đoàn.
Tớ nghĩ ngoài ra cũng sẽ có dịch vụ thứ 3 kiểu dạng Headhunter, or các đơn vị cung ứng nhân lực thuần túy khác. Để thuận tiện tớ gọi gọn là Bên thứ 3.
Bên thứ 3 này sẽ qua Việt Nam kiếm người, theo lẽ đương nhiên họ phải trả tiền cho các công ty XKLĐ để có được người mang về. Thế nhưng có cung thì có cầu, rồi cung vượt cầu, các công ty XKLĐ mọc lên nhan nhản, người lao động thì mộng tưởng về một giấc mơ đổi đời sau khi sang Nhật từ đó các công ty XKLĐ tự cạnh tranh lẫn nhau => Chi phí XKLĐ tăng vọt, các khái niệm “BAO ĐỖ” ra đời.
Suy nghĩ đơn giản nó vốn vẫn là cái cơ chế Xin- Cho tại Việt Nam. "Tao chạy cho mày vào chỗ Chú A làm, vài năm lộc lá là gỡ được vốn"==> Đi làm bán sức lao động lại còn phải mất tiền.
Đầu tiên, hãy dẹp bỏ cái cơ chế XIN-CHO đi.
Về bản chất vấn đề, không ai cho không ai điều gì cả, đó chỉ là sự gặp nhau của một bên có nhu cầu và một bên đáp ứng được nhu cầu.
- Đi Nhật miễn phí, hay rèn luyện kiến thức, chuyên môn về khối ngành Nhật Bản đang thiếu như điện, cơ khí, xây dựng, nông nghiệp, sau đó rèn luyện Tiếng thật tốt, bét cũng phải N4 không thì N3 trở lên (giao tiếp được), tìm hiểu về văn hóa Nhật, sau đó tìm cách tiếp cận các thông tin tuyển dụng trực tiếp của doanh nghiệp tại Nhật Bản.
Phổ biến nhất là qua các Senpai (tiền bối) tại Nhật giới thiệu (Cái này Cường Nguyễn Sỹ đang xây dựng, anh em có thể inbox tham khảo) or qua một số Công ty XKLĐ uy tín tại Việt Nam, vì cơ bản họ đã lấy tiền giới thiệu của công ty bên Nhật rồi =>> Cái này phù hợp với mấy anh em, chuyên môn tốt, có chí, quyết tâm học Tiếng (Cửa rất sáng và nhiều tương lai cho anh em được như đồng chí Cường và An trong Group Vùng kín kỹ sư)
- Đi Nhật mất phí, nên tìm đến 1 Công ty XKLĐ uy tín, mất phí cho họ đào tạo, dạy tiếng, dạy văn hóa, rồi đi theo diện Du học sinh, rồi xin Visa đặc định (5 năm) or ngon hơn thì xin Visa Kỹ sư, sau này đi làm lương cũng ổn, hướng này thì dễ hơn vì dù sao có thằng nó dẫn đường cho vẫn tốt hơn là tự mò mẫm, nhưng cơ bản vẫn cần có chí mà học Tiếng, vì sang đấy không có tiếng Nhật tốt thì người Nhật nó cũng coi bạn chả khác gì bạn coi mấy bố Mèo trong tổ đội ở Việt Nam.
- Còn với mấy thanh niên không có chí, ham vui, ham chơi, hở ra là nhậu nhẹt (mấy ông kỹ sư nghe chắc nhột nhột) thì tốt nhất ở nhà, trời âu với chả trời á. Tiền đấy để ở nhà mà đi tán gái.
Tại thời điểm dịch dã này thì ở nhà ấm êm là tốt nhất, nhưng khi mọi thứ quay lại quỹ đạo, sang Nhật vẫn là một cơ hội tốt cho anh em trong bối cảnh trầm ngâm của ngành xây dựng trong nước. Đôi lời chia sẻ về Kỹ sư xây dựng và cơ hội việc làm tại Nhật Bản để hỏi đáp về nghiên cứu thêm nhiều vấn đề khác. Kính mời anh em tham gia Group Vùng kín kỹ sư
Cre: nguoixephinh