► Ngành Quản lý xây dựng thi khối nào
- Mã Ngành Ngành Quản Lý Xây Dựng Là 7580302
- Chủ yếu các trường sẽ xét tuyển theo các tổ hợp môn sau đây:
- A00 - Toán, Lý, Hóa
- A01 - Toán, Lý, Anh
- A02 - Toán, Lý, Sinh
- D01 - Toán, Văn, Anh
- D07 - Toán, Hóa, Anh
- Điểm chuẩn của ngành qua các năm dao động trong khoảng từ 16 - 23 điểm
► Các trường hiện đang tuyển sinh viên ngành Quản lý xây dựng
- Nếu bạn đang phân vân không biết ngành Quản lý xây dựng học ở đâu thì có thể tham khảo các trường sau:


► Bạn có phù hợp với ngành Quản lý xây dựng không
- Trước khi đọc các phần sau, bạn hãy chắc chắn là mình có không dưới 50% các tố chất sau đây :
- Thích làm việc trong ngành xây dựng
- Có sức khỏe tốt, chịu khó, kiên trì
- Năng động, ham học hỏi, thích tiếp thu những kiến thức, công nghệ mới
- Yêu thích các môn học tự nhiên hoặc giỏi tính toán
- Có tư duy hệ thống logic chặt chẽ
- Có khả năng tổ chức, quản lý thời gian
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc nhóm tốt
- Quyết đoán, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao
- Có trình độ Ngoại ngữ là một lợi thế
► Quản lý xây dựng học những gì
- Về cơ bản, sinh viên theo học ngành Quản lý xây dựng sẽ được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành về quản lý dự án, bao gồm:
- Quản lý tài chính, quản lý nguồn lực, quản lý chi phí, quản lý tiến độ và chất lượng công trình
- Quản lý công tác thi công trên công trường
- Giao khoán sản xuất, tổ chức lao động, nghiệm thu công trình
- Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng…
- Cụ thể, các bạn có thể tham khảo một chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng phổ biến sau:


► Kỹ năng đạt được sau quá trình đào tạo
- Sinh viên ngành quản lý xây dựng sẽ đạt được các kỹ năng vô cùng thiết thực như :
- Lập, phân tích, đánh giá dự án đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; lập dự toán công trình; lập hồ sơ mời thầu xây lắp/ đấu thầu xây lắp/thi công công trình/ hoàn công/ quyết toán công trình; kế toán – kiểm toán trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
- Đề xuất lựa chọn phương án có hiệu quả về kinh tế về một công trình cụ thể.
- Tổ chức thực hiện dự án từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng; đưa dự án vào vận hành, khai thác và đánh giá sau dự án, thẩm định hậu dự án.
- Quản lý, điều hành tổng thể dự án xây dựng, hoặc quản lý cụ thể cho từng giai đoạn của dự án, hoặc quản lý cụ thể cho từng lĩnh vực của dự án (quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý công nghệ, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý rủi ro).
- Trong đó :
- Khối kiến thức đại cương làm nền tảng cho học tập và nghiên cứu sâu;
- Kiến thức về kỹ thuật xây dựng nhằm thực hiện việc phân tích, kiểm tra, đánh giá phương án, giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng;
- Kiến thức kinh tế nhằm kết hợp với phương án, giải pháp kỹ thuật giúp sinh viên tính toán chi phí đánh giá và lựa chọn giái pháp hiệu quả;
- Kiến thức về quản lý dự án xây dựng và các kỹ năng mềm về điều hành và quản lý để hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát dự án một cách hiệu quả.
- Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi các kỹ năng về :
- Sử dụng các phần mềm quản lý
- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, phản biện
► Học Quản lý xây dựng ra trường làm gì?
Sau khi học xong ngành Quản lý Xây dựng, các bạn có thể :
- Làm Quản lý hoặc chuyên viên : Công tác tại các cơ sở, ban ngành, Ngân hàng, Kho bác, Chủ đầu tư đang thực hiện việc đầu tư xây dựng. Trong đó chủ yếu là :
- Quản lý công trường
- Quản lý kỹ thuật
- Quản lý tài chính
- Quản lý chất lượng
- Quản lý nhân vật lực máy móc thiết bị
- ….
- Làm chuyên viên :
- Tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư Xây dựng tại các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và Bất động sản.
- Trực tiếp tham gia các hạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tốt nhất trong hoạt động xây dựng.
- Làm Kỹ sư :
- Giám đốc các dự án, các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng;
- Lập - thẩm định dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư, xây dựng
- Giám sát - nghiệm thu tài chính công trình, định mức - tổ chức lao động
- Tổ chức thi công, quản lý và giao khoán công việc đến tổ đội
- Làm tư vấn : lập - phân tích dự án đầu tư, lập - thẩm tra dự toán trong các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ này cho các đơn vị khác
- Làm nghiên cứu ở các viện, Sở, Bộ nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng;
- Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học - Cao đẳng có chuyên ngành liên quan
► Quản lý xây dựng lương bao nhiêu?
- Mức lương của bạn trong ngành Quản lý xây dựng sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí hay đơn vị bạn công tác. Ở đây mình sẽ tổng hợp các mức lương bình quân nhất (2022) cho vài vị trí phổ biến :
- Kỹ sư làm tư vấn, thiết kế, quản lý, giám sát dự án xây dựng và thi công công trình sẽ dao động trong khoảng :
- 8 - 10 triệu /tháng (đối với sinh viên mới ra trường)
- 10 - 20 triệu /tháng đối với kỹ sư có kinh nghiệm từ 4 - 7 năm
- 30 - 40 triệu /tháng nếu có kỹ năng ngoại ngữ tốt, làm việc cho công ty nước ngoài
- Chuyên viên quản lý dự án xây dựng: Kết hợp với các bộ phận khác để lên kế hoạch, lựa chọn nhà thầu, giám sát tiến độ thi công, quản lý, kiểm tra chất lượng dự án để đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đề ra.
- 8 - 14 triệu /tháng đối với các bạn từ 0-1 năm kinh nghiệm.
- 15 – 20 triệu /tháng sẽ là mức lương áp dụng ở những công trình lớn, bạn có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau,
- 10 - 15 triệu /tháng ở vị trí tương tự với công ty quy mô nhỏ.
- Quản lý dự án, quản lý kỹ thuật :
- 15 – 22 triệu / tháng là thu nhập bình quân ở vị trí này.
- 30 – 60 triệu / tháng có thể là mức lương bạn nhận được khi bao sân toàn bộ các vấn đề trong Quản lý dự án.
- Kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư : Phân tích, thẩm định, đánh giá rủi ro, khả năng tài chính của dự án … Mức lương trung bình của vị trí này là 15 - 20 triệu /tháng.
- Giảng viên, nghiên cứu: Mức lương của giảng viên, chuyên viên nghiên cứu được tính theo bậc lương nhà nước, cao hay thấp còn phụ thuộc vào kinh nghiệm.
- Ngoài các vị trí kể trên, sinh viên ngành Quản lý xây dựng sau khi tốt nghiệp cũng có thể ứng tuyển vào vị trí giám sát, giám đốc dự án hay chuyên viên quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp xây dựng,...
► Những khó khăn trong Ngành Quản lý xây dựng
- Bạn thường xuyên phải theo công trình, nên chuyện công tác xa nhà là điều khó tránh khỏi.
- Ở cương vị Quản lý, bạn sẽ luôn phải đi gặp gỡ đối tác, tiếp đón khách hàng….
- Công việc có nhiều áp lực từ nhiều phía.
- Phải luôn hoàn thành công việc trong thời hạn nhất định.
- Các quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án, nên bạn phải là người dám chịu trách nhiệm.
- Có nhiều cám dỗ khi đứng vai trò quản lý mà bạn phải khéo léo xử lý.
► Những lợi ích khi theo Ngành Quản lý xây dựng
- Khi học ngành Quản lý Xây dựng, bạn sẽ được đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên sâu về quản lý dự án và đầu tư xây dựng.
- Các kiến thức bao trùm giúp Sinh viên có năng lực phân tích, tổng hợp, quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thu nhập ổn định ở mức khá với nhiều ưu đãi và thưởng.
- Bạn sẽ có cơ hội được đi nhiều nơi, làm việc ở nhiều môi trường khác nhau.
- Ở vị trí làm về Quản lý, bạn cũng luôn có cơ hội mở rộng các mối quan hệ ở cấp tương đương hoặc cao hơn
- Bạn luôn được cập nhật các kiến thức mới.
- Được sử dụng các phần mềm Quản lý tốt nhất, có hệ thống nhất.
- Dễ dàng học nâng cao theo các mức Thạc sĩ, Tiến sĩ
- Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng rất thuận lợi do kỹ sư Quản lý xây dựng đã được trang bị kiến thức nền của chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế và quản lý.
=> Do đó, Quản lý xây dựng rất thích hợp với những bạn trẻ thích phiêu lưu, đi đây đó, thích sáng tạo và hiện thực hóa những ý tưởng của mình.

► Tiềm năng ngành Quản lý xây dựng
- Trong dự án, mỗi một bộ phận đều tham gia ở một công việc khác nhau. Người đứng ra điều phối, kết hợp các bộ phận để hoàn thành tốt dự án là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Nó quyết định hiệu quả của cả dự án
- Các dự án càng phát triển, thì nhu cầu về kỹ sư quản lý dự án càng tăng cao. Các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư dự án, các ban quản lý dự án, các công ty xây dựng, các nhà thầu xây lắp, các tổ chức phi chính phủ đang ồ ạt tuyển nhân sự ở các vị trí này
- Theo thống kê được công bố năm 2019 của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hàng năm Việt Nam giành tới 30% - 40% GDP của cả nước cho đầu tư xây dựng. Mỗi năm, dự báo nhu cầu nhân lực ngành xây dựng tăng thêm 400.000 - 500.000 người, đến năm 2030 sẽ cần tới 12 - 13 triệu người (tức là trong 10 năm nữa, chúng ta cần gấp đôi nhân lực xây dựng hiện nay);
- Cũng theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiện nay, cả nước có hơn 7 triệu lao động đang làm việc trong ngành Xây dựng, con số này chắc chắn không đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực thực tế; Và càng không đủ đối với vị trí về quản lý.
- Trong khoảng 50 năm tới, nhu cầu xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn đang cấp thiết đối với một đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, quản lý trong lĩnh vực xây dựng vẫn là một “miền đất hứa” dành cho những người có chuyên môn, trình độ cao, khả năng điều hành tốt và nhạy bén với thị trường.