Mình đã tham gia kha khá các buổi phỏng vấn ở các công ty lớn nhỏ khác nhau. Theo đó mình rút ra được một buổi phỏng vấn bình thường sẽ có các phần sau:
- Test (IQ/áp lực/chuyên môn + Tiếng Anh).
- Phỏng vấn với bộ phận HR.
- Cuối cùng là phỏng vấn với quản lý trực tiếp.
Thường công ty lớn, và phải phỏng vấn 2 vòng thì sẽ gồm đầy đủ 3 phần trên. Còn 1 số công ty khác phỏng vấn trong 1 vòng thì thường bỏ bài Test hoặc bỏ vòng phỏng vấn với HR.
Tiếng Anh thì thường lấy trong đề thi TOEIC, không khó lắm. 700 TOEIC trở lên là làm ngon lành thôi. Còn về bài test IQ thì khá nhiều dạng khác nhau, thường thì sẽ có các câu như kiểu điền hình phù hợp vào ô tiếp theo, điền số phù hợp nối tiếp trong dãy số. Những dạng này thì tìm trên mạng là ra 1 loạt, mọi người làm cho quen tay chứ thường thì không có áp lực thời gian lắm đâu. Mình xin nêu 1 số ví dụ về test IQ tại các công ty mà mình đã phỏng vấn như sau:
- Kyocera: Test IQ điền hình + 1 vài câu điền số. Hơi khó.
- Bridgestone: Test IQ điền hình + điền số + bài test an toàn lao động (tức là nhìn vào 1 hình người ta cho sẵn, sau đó tìm các mối nguy về ATLĐ và nêu giải pháp). Dễ.
- Công ty R chuyên về robot – Nhật Bản: Test IQ điền hình + tin học (sử dụng hàm nào để tính toán cái gì) + bài tập tính toán vật lý con lắc đơn + tính cạnh tam giác, sin cos loạn xị ngậu => Khá khoai vì lâu ngày k nhớ nổi công thức, và cũng k được dùng máy tính nữa.
- Công ty T chuyên sản xuất linh kiện nhựa – Nhật Bản: Test IQ điền hình + số + làm phép tính nhanh. Dễ.
- Công ty L chuyên thiết bị điện tử - Hàn Quốc: Test IQ điền hình. Dễ.
- V: tùy người tuyển dụng mà mình có bị test hay không. Như hôm t phỏng vấn thì sếp có đưa câu hỏi như sau: có một chiếc can 5 lít và một chiếc can 7 lít làm thế nào để đong được 4 lít nước và có 2 phút để suy nghĩ sau đó trình bày kết quả. Câu này vừa kiểu test IQ vừa kiểu test áp lực, quá căng =)))
Bài test thì không đâu giống đâu cả, chỉ là làm trước để mình quen phản xạ thôi.
Ví dụ ở Idemitsu không test IQ, mà test cái này: người ta sẽ phát cho mình 1 tờ giấy có rất nhiều ô vuông có sẵn các số ở hàng ngang đầu tiên và hàng dọc đầu tiên. Nhiệm vụ của mình là cộng nhanh các số ấy theo hàng và điền kết quả vào ô giao nhau của hàng ngang và dọc ấy. Bài test này cũng khá đơn giản, nhưng do áp lực thời gian nên kết quả thường không được như ý. Vì thế mọi người cũng nên dành thời gian để luyện dạng test này nhé.
Một dạng test áp lực khác của công ty R: đây là một trong những bài test mà mình thấy khó nhất. Nó có tên là Uchida Kraepelin - bài test này là một bài kiểm tra tâm lý để nhà tuyển dụng phán đoán về năng lực của ứng viên. Khi làm bài test này mình sẽ gặp áp lực rất lớn về thời gian, nhiều khi chưa tính xong nửa dòng mà đã có hiệu lệnh chuyển xuống dòng tiếp theo rồi. Thật sự rất kinh hoàng
Như mình làm về xuất nhập khẩu, hay bị cho làm các bài test liên quan đến Incoterms, rồi là nghiệp vụ hải quan, viết mail để giải quyết tình huống hoặc là dịch tài liệu sang tiếng Anh/ tiếng Việt. Nhiều dạng lắm ấy, cái này thì phải thi nhiều mới biết
Trên đây là một số bài test mà mình đã tổng hợp được khi đi phỏng vấn. Mọi người đừng ngần ngại mà cmt cho mình nếu có bài test nào hay ho nữa nhé. Bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ thêm về các câu hỏi phỏng vấn thường gặp.
Chào thân ái và chúc mọi người có buổi thi test thành công
Mời các bạn đọc tiếp phần 2 tại đây: Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tuyển dụng